
Trong các cuộc đối thoại, lắng nghe tưởng chừng là một điều đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Nhưng thực chất, kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là thứ cần phải rèn luyện không ngừng. Người nghe cần có sự thấu hiểu và lĩnh hội để đạt được những hiệu quả nhất định trong giao tiếp. Hãy cùng GGroup tìm hiểu cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe nhé!
Nội dung chính
Kỹ năng lắng nghe là gì?

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cần có của tất cả chúng ta. Đây không chỉ là phản xạ nghe của con người để nhận biết các âm thanh, mà là sự tiếp nhận thông tin, phân tích, thấu hiểu và phản hồi những nội dung của người nói. Nghệ thuật lắng nghe trong giao tiếp cần được trau dồi không ngừng vì đây được xem là một trong những cách nhanh nhất để các cá nhân nhận được đánh giá cao trong các cuộc trò chuyện.
Vai trò của việc lắng nghe trong giao tiếp

Nâng cao kiến thức
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp đòi hỏi sự tập trung cao độ, vì thế người nghe có thể ghi nhớ và thu thập được một lượng thông tin nhất định. Kiến thức cũng từ đó mà được bồi đắp, kể cả những lĩnh vực mới. Bên cạnh đó, sự lắng nghe sẽ giúp chúng ta tránh được việc bỏ sót các thông tin quan trọng, đặc biệt khi đang được hướng dẫn một quy trình làm việc mới hoặc đang tiếp nhận một thông tin mới.
Giải quyết vấn đề
Kỹ năng lắng nghe sẽ là công cụ giúp chúng ta nhận ra các vấn đề tồn đọng trong một câu chuyện một cách thấu đáo. Các giải pháp sẽ nhanh chóng được đưa ra để giải quyết vấn đề. Đây được xem là một ưu thế trong công việc lẫn cuộc sống khi các cuộc trò chuyện có thể đi đến kết luận.
Xây dựng lòng tin
Ý nghĩa, vai trò của việc lắng nghe trong giao tiếp là người nói sẽ không cảm thấy bị chen ngang, phán xét hay thái độ. Từ đó, họ dễ dàng mở lòng để tâm sự hơn, cũng là lúc bản thân người nghe xây dựng được lòng tin cao hơn với đối phương. Đây cũng được xem là tiền đề để xây dựng và mở rộng các mối quan hệ trong xã hội.
Kỹ năng lắng nghe tích cực

Thông thường, chúng ta sẽ khó để hình dung thái độ tích cực khi tiếp nhận thông tin. Sau đây là các ví dụ về kỹ năng lắng nghe tích cực trong giao tiếp.
Kỹ năng lắng nghe tích cực bằng lời nói
Kỹ năng lắng nghe tích cực bằng lời nói được xem là các thao tác phản hồi lại nội dung của người nói. Chẳng hạn, khi đồng nghiệp đang trao đổi công việc cùng bạn, điều họ muốn là sự tập trung lắng nghe kèm theo những câu hỏi thắc mắc và đóng góp ý kiến của bạn. Người nói sẽ có cảm giác được tôn trọng khi chủ đề nói của mình được hưởng ứng.
Kỹ năng lắng nghe chủ động không lời
Kỹ năng lắng nghe này liên hệ rất gần đến ngôn ngữ cơ thể. Các hình thức phản ứng bằng ngôn ngữ cơ thể khi lắng nghe như gật đầu, giao tiếp bằng mắt hay nụ cười sẽ thể hiện bạn đang có sự tương tác trong cuộc trò chuyện cùng họ. Cụ thể, khi cấp dưới đang thuyết trình về dự án mới của công ty, một cái gật đầu hay một nụ cười của cấp trên sẽ giúp họ tự tin hơn và có phần thể hiện tốt hơn.
Rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Tập trung vào cuộc giao tiếp
Ở quy trình lắng nghe trong giao tiếp, tập trung là yếu tố tiên quyết thể hiện sự tôn trọng cuộc đối thoại. Những người tham gia vào cuộc trò chuyện nên lược bỏ các yếu tố có thể gây xao nhãng như điện thoại, các thiết bị điện tử,… và cần chọn một không gian yên tĩnh. Đồng thời người nghe cũng nên luyện tập biểu thị sự tập trung của mình bằng các ngôn ngữ hình thể.
Tuyệt đối không được ngắt lời
Ngắt lời có thể xem là một trong những điều tối kỵ trong kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Nó thể hiện rõ ràng sự không biết lắng nghe vì những người thực hiện hành động này không cho người nói không gian để trình bày và chỉ muốn người khác lắng nghe mình. Cần hạn chế tối đa việc ngắt ngang lời người khác trong một cuộc trò chuyện để tạo thiện cảm tốt hơn.
Thấu hiểu khi lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe thấu hiểu là thứ cần phải rèn luyện nhiều để có thể đạt được. Bởi lẽ không phải lúc nào người nói cũng sẽ diễn đạt trực tiếp điều mình muốn, có thể họ sẽ dùng biện pháp nói giảm nói tránh hoặc biểu hiện theo một cách khác. Đây là sự tinh tế của người nghe trong cuộc nói chuyện khi phải dùng tư duy, logic hay thậm chí là tâm lý để có thể nhận ra. Nhưng nếu đã đạt mức dễ dàng thấu hiểu khi lắng nghe, bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong các cuộc trao đổi.
Không phán xét và áp đặt đối phương
Khi rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, hãy nhớ rằng không ai muốn trò chuyện cùng người có tư tưởng bảo thủ, luôn cho bản thân là đúng và áp đặt đối phương phải nghe theo. Khi tiếp thu một ý kiến từ người nói, cần phải tôn trọng suy nghĩ của họ dù có thể quan điểm đó không giống với ý kiến của bạn.
Trao đổi, phản hồi
Người nghe trong cuộc hội thoại cần đưa ra những ý kiến để phản hồi lại những nội dung người đang thuyết trình. Nó thể hiện sự đóng góp của người nghe vào cuộc trao đổi. Những câu hỏi hay bình luận đúng lúc cũng sẽ làm tăng sự hào hứng của người nói, đôi khi họ sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin mới. Điều này có thể vận dụng vào kỹ năng lắng nghe trong làm việc nhóm sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả công việc.
Kết luận
Qua bài viết trên, GGroup đã làm rõ các vấn đề liên quan đến kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp để có thể đạt được những mục tiêu xa hơn trong tương lai.